Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS – Những quy định cần biết!

Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS

Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS là công việc quan trọng và cần thiết nhằm nâng cao chất lượng hệ thống nhà trạm. Những quy định cần thiết về bảo dưỡng nhà trạm bao gồm:

Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS

Nội dung quy trình bảo dưỡng định kỳ Outdoor :

  1. Chuẩn bị dụng cụ lao động, vật tư phụ trợ.
  2. Đo vùng phủ sóng trước khi bảo dưỡng.
  3. Leo cột anten.
  4. Kiểm tra bảo dưỡng kim thu lôi.
  5. Kiểm tra dây thoát sét.
  6. Kiểm tra định kỳ bề mặt bảo vệ ngoài của anten.
  7. Đo và chỉnh góc ngẩng anten di động.
  8. Đo góc phương vị anten di động.
  9. Chỉnh góc phương vị anten di động.

Tham khảo: Các thiết bị đo kiểm Viễn Thông nổi bật dùng trong bảo dưỡng, bảo trì trạm BTS

  • Kiểm tra bộ gá anten: chống rung, chống xoay, cân chỉnh.
  • Kiểm tra đánh dấu anten.
  • Cô lập khối thu phát công suất vô tuyến cho các sector.
  • Đo hệ số sóng đứng của anten – feeder tại dải tần công tác.
  • Kiểm tra, vệ sinh xử lý chống thấm định kỳ các đầu conector.
  • Kiểm tra, cố định lại hệ thống feeder.
  • Chống thấm lỗ feeder.
  • Thay kẹp cáp.
  • Đo điện trở đất.
  • Kiểm tra dây đất, bảo dưỡng bảng đất outdoor.
  • Vệ sinh, thu dọn hiện trường.
  • Đo vùng phủ sóng sau bảo dưỡng.
  • Lập hồ sơ kỹ thuật sau bảo dưỡng.
  • Đề xuất, kiến nghị.

 Nội dung quy trình bảo dưỡng định kỳ Indoor trong Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS.

  1. Vệ sinh công nghiệp thiết bị trạm.
  2. Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống quạt gió tủ thiết bị.
  3. Lấy cảnh báo của trạm từ BSC.
  4. Kiểm tra kết nối giữa thiết bị với máy tính.
  5. Kiểm tra cáp kết nối tín hiệu giữa các khối thiết bị.
  6. Kiểm tra siết chặt các đầu connector.
  7. Kiểm tra các khối thiết bị cung cấp nguồn của trạm.
  8. Kiểm tra cấu hình trạm.
  9. Kiểm tra, hiệu chỉnh và lưu cơ sở dữ liệu.
  • Đo công suất sau bộ trộn tín hiệu.
  • Đo công suất tại đầu vào Anten GSM.
  • Đo kiểm tra công suất phát thực tế của các khối thu phát trong các sector, so sánh với mức thực.
  • Cân chỉnh công suất phát cực đại cân bằng của khối thu phát trong các sector.
  • Cân chỉnh ngõ thu của khối thu phát.
  • Đo công suất phản xạ tại dải tần công tác .
  • Đo kiểm chất lượng luồng Abis.
  • Kiểm tra thông tin trên các kênh.
  • Đo kiểm tra tần số phát.
  • Phân tích phổ tín hiệu đối với tần số phát.
  • Kiểm tra độ lệch của đồng hồ, tiến hành cân chỉnh đồng hồ.
  • Sắp xếp lại theo thứ tự của các tần số vô tuyến trên khối thu phát trong mỗi sector.
  • Kiểm tra khả năng thâm nhập kênh chất lượng thoại trên các khối thu phát vô tuyến.
  • Kiểm tra các cảnh báo tại trạm BSC.
  • Xử lý các cảnh báo đang tồn tại trên trạm trước khi kết thúc công việc bảo dưỡng.
  • Lập hồ sơ kỹ thuật sau bảo dưỡng.
  • Đề xuất, kiến nghị.

Tham khảo>>> Các tin tức quan trọng khác

 Nội dung qui trình bảo dưỡng định kỳ Cơ sở hạ tầng trong Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS:

  1. Nội dung qui trình bảo dưỡng Cột antena.
  • Kiểm tra độ thẳng đứng cột, độ căng của dây co, độ chắc cầu cáp, kim thu sét.
  • Kiểm tra độ xiết chặt của bu lông đốt nối cột, khóa cáp co, bộ gá antena, các điểm tiếp đất cột.
  • Kiểm tra, phát quang cây cối xung quanh cột và dây co.
  • Cạo sạch gỉ thân cột và cầu cáp, vệ sinh sạch sau khi cạo gỉ.
  • Sơn lớp chống gỉ cho cột và cầu cáp sau khi sơn chống gỉ khô sơn lớp sơn màu cho cột .
  • Căn chỉnh cột, xiết chặt bu lông, tăng lại dây co.
  • Tuốt mỡ dây co, bôi mỡ bu lông.

Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS

  1. Nội dung qui trình bảo dưỡng Vỏ trạm Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS.

  • Kiểm tra tường, trần, nền, chống nóng phòng máy.
  • Tháo dỡ chống nóng vệ sinh sạch trần sử lý chống thấm trần sau đó lợp lại trần ( nếu trần phòng máy bị nứt, thấm dột).
  • Kiểm tra, sử lý chống thấm tường ngoài phòng máy( nếu tường bị thấm).
  • Che chắn thiết bị trước khi đánh giáp các vết bong dộp, bả và sơn lại tường, trần phòng máy.
  • Kê, kích, nâng thiết bị lên sử lý chống lún nền sau đó đổ bê tông nền và lát lại gạch garit ( Nếu nền phòng máy bị lún nứt).

Tham khảo bài viết: Ưu – Nhược điểm của hệ thống thông tin quang

  1. Nội dung qui trình bảo dưỡng hệ thống nguồn, hệ thống chống sét, hệ thống cảnh báo ngoài, điều hòa nhiệt độ trong Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS.

  • Kiểm tra tiếp súc các điểm đấu nối của cầu giao, attomat của tủ phân phối nguồn.
  • Xiết chặt các điểm đấu nối, các điểm tiếp súc.
  • Kiểm tra phát quang cây cối xung quanh đường nguồn AC từ điểm đấu nối của Điện lực tới phòng máy.
  • Đo điện áp vào và điện áp ra của Ổn áp, vệ sinh công nghiệp cho ổn áp.
  • Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, ổ cắm, công tắc.
  • Kiểm tra điểm đấu nối của nguồn dự phòng.
  • Kiểm tra xiết chặt các điểm tiếp đất của thiết bị.
  • Đo kiểm tra trở xuất của tổ đất, kiểm tra liên kết các điểm cực tổ đất và các đường dẫn thoát sét.
  • Cải tạo tổ đất( nếu như trở xuất đất không đạt yêu cầu).
  • Kiểm tra các bộ cảm biến của hệ thống cảnh báo ngoài( Báo cháy, báo khói, báo nhiệt độ cao, báo đột nhập, báo độ ẩm, báo ngập lụt, báo ra loa) về trung tâm cảnh báo.
  • Kiểm tra độ làm lạnh, dòng tiêu thụ của điều hòa.(dòng tiêu thụ trước và sau bảo dưỡng của điều hòa).
  • Bảo dưỡng công dưỡng công nghiệp điều hòa.
  • Vệ sinh xung quanh nhà trạm và phòng máy.
  • Lập hồ sơ kỹ thuật sau bảo dưỡng.
  • Đề xuất, kiến nghị.

Yêu cầu khi thi công trong việc Bảo dưỡng định kỳ trạm BTS

  • Chuẩn bị đầy đủ vật tư thiết bị cần thiết.
  • Đảm bảo vệ sinh và an toàn cho các thiết bị viễn thông.
  • Lưu ý khi thi công:
  • Trước khi thi công phải lập kế hoạch tiến độ, thông báo cho bên A và chủ nhà biết để cùng phối hợp theo dõi.
  • Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các vật tư, thiết bị trong khu vực thi công.
  • Thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động của Nhà nước và của ngành Bưu điện ban hành.
  • Đảm bảo vệ sinh trong khi thi công.
  • Không thi công dưới trời mưa, giông sét.
  • Khi làm đầu cáp, chống thấm cho các mối nối, connector dùng cao su non quấn xung quanh toàn bộ mối nối (mắt thường không nhìn thấy connector   và đầu cáp phi đơ), lớp cao su non chống thấm tạo thành tối thiểu là 2 lớp, điền đầy các phần lõm của mối nối, không để lõm mối nối đọng nước mưa, sương thấm vào mối nối. Sau khi quấn cao su non đảm bảo yêu cầu, phía ngoài cùng quấn 2 lớp băng keo bản rộng để cố định và bảo vệ lớp cao su non phía trong.
  • Trong quá trình thi công nếu có phát sinh thay thế vật tư thiết bị, bên B phải thông báo cho bên A biết, cùng lập biên bản xác nhận khối lượng vật tư thay thế và thanh toán riêng phần này theo thực tế.

 LƯU TRỮ trong khi bảo dưỡng định kỳ trạm BTS

  • Tất cả các hồ sơ, biên bản, biểu mẫu, báo cáo, sổ sách ghi chép trong quá trình tổ chức thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình được chuyển giao về phòng Kế toán tài chính lưu trữ theo quy định.
  • Số lượng hồ sơ hoàn công thực hiện theo quy định của chủ đầu tư. Việc giao nhận giữa các bên phải có biên bản cụ thể.