Hệ thống truyền dẫn thông tin quang điển hình

Hệ thống truyền dẫn thông tin quang điển hình

Hệ thống truyền dẫn thông tin quang điển hình là khái niệm cơ bản nhất về truyền dẫn quang. Thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin. Sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ thông tin, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của Internet và World Wide Web làm gia tăng không ngừng nhu cầu về dung lượng mạng. Ðiều này đòi hỏi phải xây dựng và phát triển các mạng quang mới dung lượng cao.
Cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang có thể được mô tả đơn giản bao gồm:

  • Bộ phát quang.
  • Bộ thu quang.
  • Môi trường truyền dẫn là cáp sợi quang.

Tín hiệu điện từ điện thoại, các thiết bị đầu cuối.số liệu hoặc Fax được đưa đến bộ E/O để chuyển thành tín hiệu quang. Sau đó nó được gởi vào cáp quang. Khi truyền qua sợi quang, công suất tín hiệu (ánh sáng) bị suy yếu dần và dạng sóng bị rộng ra. Khi truyền tới đầu bên kia sợi quang, tín hiệu này được đưa vào bộ O/E để tạo lại tín hiệu điện. Khôi phục lại nguyên dạng như ban đầu mà máy điện thoại, số liệu và Fax đã gởi đi.

Cấu trúc cơ bản của một hệ thống thông tin quang 1 hướng

XEM THÊM>>> Các thông tin quan trọng khác

Tuyến truyền dẫn quang theo hai hướng

Như vậy, để thực hiện truyền dẫn giữa hai điểm cần có hai sợi quang. Nếu cự ly thông tin quá dài thì trên tuyến có thể có một hoặc nhiều trạm lặp (Repeater)

Cấu trúc đơn giản của một trạm lặp quang.

Giải thích các ký hiệu trong hệ thống truyền dẫn thông tin quang điển hình.

  • Khối E/O: bộ phát quang có nhiệm vụ nhận tín hiệu điện đưa đến, biến tín hiệu điện đó thành tín hiệu quang, và đưa tín hiệu quang này lên đường truyền (sợi quang). Đó là chức năng chính của khối E/O ở bộ phát quang. Thường người ta gọi khối E/O là nguồn quang. Hiện nay linh kiện được sử dụng làm nguồn quang là LED và LASER.
  • Khối O/E: Bộ Thu Quang. khi tín hiệu quang truyền đến đầu thu, tín hiệu quang này sẽ được thu nhận và biến trở lại thành tín hiệu điện như ở đầu phát. Đó là chức năng của khối O/E. Các linh kiện được sử dụng để làm chức năng này là PIN và APD. Chúng thường được gọi là linh kiện tách sóng quang (photo-detector).
  • Trạm lặp: khi truyền trên sợi quang, công suất tín hiệu quang bị suy yếu dần. (do sợi quang có độ suy hao). Nếu cự ly quá dài thì tín hiệu quang có thể không đến được đầu thu. Hoặc đến đầu thu với công suất còn rất thấp khiến đầu thu không nhận biết được. Lúc này ta phải sử dụng trạm lặp. Chức năng chính của trạm lặp là thu nhận tín hiệu quang đã suy yếu, tái tạo chúng trở lại thành tín hiệu điện. Sau đó sửa dạng tín hiệu điện này, khuếch đại tín hiệu đã sửa dạng. Chuyển đổi tín hiệu đã khuếch đại thành tín hiệu quang. Và cuối cùng đưa tín hiệu quang này lên đường truyền để truyền tiếp đến đầu thu. Như vậy, tín hiệu ở ngõ vào và ngõ ra của trạm lặp đều ở dạng quang. Và trong trạm lặp có cả khối O/E và E/O.

Trên đây là những khái niệm cả bản nhất khi tìm hiểu về thông tin quang. Tiếp sau, chúng tôi sẽ giới thiệu thêm nhiều bài viết quan trọng. để các bạn có thể hiểu biết sâu hơn về hệ thống quang.

Mọi thông tin cụ thể, vui lòng liên hệ với maydocapquang.com. Trân trọng cảm ơn!

Facebook: https://www.facebook.com/maydoquang