MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS và Vận hành ứng cứu
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS là công việc vô cùng quan trọng và thiết yếu. Việc này thường được sắp xếp thời gian theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Đặc biệt với môi trường khí hậu khắc nghiệt như VIệt Nam. Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền, chất lượng của các vật tư nhà trạm. Maydocapquang.com trân trọng giới thiệu bài viết:
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS bao gồm 2 phần chính:
- Bảo dưỡng bảo trì Indoor (Trang thiết bị bên trong nhà trạm)
- Bảo dưỡng bảo trì Outdoor (Trang thiết bị bên ngoài nhà trạm)
Hình ảnh thực tế máy đo Ăng ten Phi đơ bảo dưỡng trạm BTS: tại đây
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS phần outdoor bao gồm (6 tháng/ 1 lần):
– Cột anten, hệ thống anten, bộ gá anten., cầu cáp, feeder, kiểm tra các khớp nối feeder. Kiểm tra độ chắc chắn feeder, độ uốn cong phải ≥25cm, xiết chặt các đầu connector. Bọc lại băng keo, cao sunon.
– Hệ thống tiếp đất, chống sét.
– Kiểm tra tình trạng cột anten tự đứng, nếu anten dây co kiểm độ căng của dây co. Các điểm nối dây co (bôi mỡ) đảm bảo chắc chắn, cầu cáp có bị gỉ hay không, tiến hành sơn chống gỉ.
– Kiểm tra đảm bảo điểm mút cao nhất của anten không vượt quá phạm vi an toàn 45 độ của kim chống sét.
– Kiểm tra các điểm đấu nối dây đất của hệ thống thu lôi với hệ thống đất chung của trạm.
– Kiểm tra tình trạng tiếp đất của cầu cáp với cột anten, kiểm tra các dây nhảy tại các điểm nối cầu cáp.
….
Tham khảo cấu hình máy Đo ăng ten phi đơ ZPH
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS phần indoor (1 tháng/ 1 lần):
– Vệ sinh phòng máy, kiểm tra tường, trần nhà, cửa, độ kín lỗ feeder, hệ thống thoát nước trên trần nhà (nếu có).
– Vệ sinh công nghiệp các thiết bị tủ nguồn DC, ổn áp, UPS (nếu có). Các thiết bị điện (hệ thống cầu dao, dây dẫn, công tắc, ổ cắp điện và hệ thống chiếu sáng). Các điểm tiếp xúc đảm bảo chắc chắn.
– Kiểm tra tình trạng tiếp đất cho vỏ máy của tất cả thiết bị điện trong phòng máy (đảm bảo tốt các tiếp điểm giữa vỏ máy – dây tiếp đất – bảng tiếp đất).
– Đo điện áp pha, dòng pha, điện áp dây trung tính và đất.
– Kiểm tra hệ thống cảnh báo của tủ nguồn DC. accu (cảnh báo mất điện lưới AC, hỏng Rectifier, điện áp thấp LVA, điện áp cao HVA, điện áp thấp cắt LVD ).
– Vệ sinh công nghiệp hệ thống accu, kiểm tra sàn nhà đặt accu. kiểm tra các tiếp điểm (xiết ốc, bôi dầu mỡ), chất lượng (độ dẫn điện) từng bình accu.
Bảo dưỡng bảo trì trạm BTS các thiết bị phụ trợ:
+ Nội dung bảo dưỡng 3 tháng/ 1lần:
– Vệ sinh tấm lọc không khí trong phòng máy, dàn lạnh, dàn nóng của điều hòa. bộ cảnh báo điều hoà, cảnh báo nhiệt độ
– Đo điện áp và dòng khởi động, dòng làm việc.
– Kiểm tra các điểm đấu: đấu đất, đấu cáp AC, cắm chặt các jack cắm và làm sạch các tiếp điểm.
– Chế độ chuyển đổi dự phòng giữa 2 điều hoà (khi mất điện AC và có điện AC trở lại).
+ Nội dung bảo dưỡng 6 tháng/ 1 lần:
– Làm sạch dàn ngưng, đường ống bảo ôn, đường thoát nước, quạt gió, dàn nóng
– Kiểm tra cơ khí: độ ồn, các tiếng động bất thường, độ chắc chắn của giá đỡ. Thiết bị cắt lọc sét nguồn, chất lượng hoạt động (%), tiếp điểm đấu nối thiết bị cắt lọc sét.
– Kiểm tra thiết bị chống sét feeder, chống sét truyền dẫn (trong trường hợp có yêu cầu trang bị).
– Kiểm tra vệ sinh các thiết bị cảnh báo ngoài. (đột nhập, nhiệt độ, điều hoà, báo nhiệt, báo cháy, thiết bị cảnh báo trung tâm)
– Kiểm tra kẹp chì niêm phong các bình cứu hoả, trọng lượng C02 của các bình cứu hoả.
– Kiểm tra và vệ sinh các thiết bị phụ trợ khác (nội quy phòng máy, sơ đồ đường điện. móc treo chìa khoá, hộp cảnh báo, sổ theo dõi ra vào trạm, biển báo phòng máy, quạt thông gió ).
– Ghi lại các tồn tại sau khi bảo dưỡng để báo cáo.
Fanpage tham khảo: https://www.facebook.com/maydoquang/?ref=bookmarks