MỤC LỤC BÀI VIẾT
- 1 Tìm hiểu về Lịch Sử Kỹ Thuật Thông tin Quang
- 1.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ KỸ THUẬT THÔNG TIN QUANG.
- 1.1.1 Tham khảo: Máy đo cáp quang OTDR – Mỹ
- 1.1.2 – Năm 1854: John Tyndall, nhà vật lý tự nhiên người Anh, đã thực hiện thành công một thí nghiệm đáng chú ý nhất là ánh sáng có thể truyền qua một môi trường điện môi trong suốt.
- 1.1.3 Lịch sử phát triển thông tin quang những năm thế kỷ 20.
- 1.1.4 Năm 1960: Theodor H.Maiman đưa laser vào hoạt động thành công, làm tăng dung lượng hệ thống thông tin quang rất cao.
- 1.1.5 XEM THÊM: Các tin tức mới cập nhật. – Năm 1970: hãng Corning Glass Works đã chế tạo thành công sợi SI có suy hao α < 20 dB/Km ở bước sóng λ = 633 nm.
- 1.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ KỸ THUẬT THÔNG TIN QUANG.
Tìm hiểu về Lịch Sử Kỹ Thuật Thông tin Quang
Lịch Sử Kỹ thuật thông tin quang. Thông tin quang ngày càng sử dụng rộng rãi trong viễn thông, truyền số liệu, truyền hình cáp, …Chúng ta cùng tìm hiểu sự ra đời và phát triển của thông tin quang. Những dấu mốc quan trọng trong việc hình thành và phát triển của tín hiệu quang và cáp quang.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ KỸ THUẬT THÔNG TIN QUANG.
Trải qua một thời gian dài từ khi con người sử dụng ánh sáng mặt trời và lửa để làm thông tin liên lạc đến nay lịch sử của thông tin quang đã qua những bước phát triển và hoàn thiện có thể tóm tắt bằng những mốc chính sau đây:
– Năm 1775: Paul Revere đã sử dụng ánh sáng để báo hiệu quân đội Anh từ Boston sắp kéo tới.
– Năm 1790: Claude Chappe, kỹ sư người Pháp, đã xây dựng một hệ thống điện báo quang (optical telegraph). Hệ thống này gồm một chuỗi các tháp với các đèn báo hiệu trên đó. Thời đó tin tức được truyền với tín hiệu này vượt chặng đường 200 Km trong vòng 15 phút.
Tham khảo: Máy đo cáp quang OTDR – Mỹ
– Năm 1854: John Tyndall, nhà vật lý tự nhiên người Anh, đã thực hiện thành công một thí nghiệm đáng chú ý nhất là ánh sáng có thể truyền qua một môi trường điện môi trong suốt.
– Năm 1870: cũng John Tyndall đã chứng minh được rằng ánh sáng có thể dẫn được theo một vòi nước uốn cong dựa vào nguyên lý phản xạ toàn phần.
– Năm 1880: Alexander Graham Bell, người Mỹ, đã phát minh ra một hệ thống thông tin ánh sáng, đó là hệ thống photophone. Ông ta đã sử dụng ánh sáng mặt trời từ một gương phẳng mỏng đã điều chế tiếng nói để mang tiếng nói đi. Ở máy thu, ánh sáng mặt trời đã được điều chế đập vào tế bào quang dẫn, selen, nó sẽ biến đổi thông điệp thành dòng điện. Bộ thu máy điện thoại hoàn tất hệ thống này. Hệ thống photophone chưa bao giờ đạt được thành công trên thương mại, mặc dù nó đã làm việc tốt hơn, do nguồn nhiễu quá lớn làm giảm chất lượng đường truyền.
Lịch sử phát triển thông tin quang những năm thế kỷ 20.
– Năm 1934: Norman R.French, kỹ sư người Mỹ, nhận được bằng sáng chế về hệ thống thông tin quang. Phương tiện truyền dẫn của ông là thanh thủy tinh.
– Vào những năm 1950: Brian O’Brien, Harry Hopkins và Nariorger Kapany đã phát triển sợi quang có hai lớp, bao gồm lớp lõi (Core) bên trong (ánh sáng lan truyền trong lớp này) và lớp bọc (Cladding) bao xung quanh bên ngoài lớp lõi, nhằm nhốt ánh sáng ở lõi. Sợi này sau đó được các nhà khoa học trên phát triển thành Fibrescope uốn cong (một loại kính soi bằng sợi quang), một thiết bị có khả năng truyền một hình ảnh từ đầu sợi đến cuối sợi. Đến nay, hệ thống fiberscope vẫn còn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong ngành y dùng để soi bên trong cơ thể con người.
– Lịch sử kỹ thuật thông tin quang vào năm 1958: Charles H.Townes đã phát minh ra con Laser cho phép tăng cường và tập trung nguồn sáng để ghép vào sợi
Tham khảo: Máy hàn sợi quang Mỹ chất lượng cao.
Năm 1960: Theodor H.Maiman đưa laser vào hoạt động thành công, làm tăng dung lượng hệ thống thông tin quang rất cao.
– Năm 1966: Charles K.Kao và George Hockham thuộc phòng thí nghiệm Standard Telecommunication của Anh thực hiện nhiều thí nghiệm để chứng minh rằng nếu thủy tinh được chế tạo trong suốt hơn bằng cách giảm tạp chất trong thủy tinh thì sự suy hao ánh sáng sẽ được giảm tối thiểu. Và họ cho rằng nếu sợi quang được chế tạo đủ tinh khiết thì ánh sáng có thể truyền đi xa nhiều Km.
– Năm 1967: suy hao sợi quang được báo cáo là α ≈ 1000 dB/Km.
XEM THÊM: Các tin tức mới cập nhật.
– Năm 1970: hãng Corning Glass Works đã chế tạo thành công sợi SI có suy hao α < 20 dB/Km ở bước sóng λ = 633 nm.
– Năm 1972: loại sợi GI được chế tạo với suy hao α ≈ 4 dB/Km.
– Năm 1983: sợi SM (Single Mode) được sản xuất ở Mỹ.
– Năm 1988: Công ty NEC thiết lập một mạng đường dài mới có tốc độ 10 Gbit/s trên chiều dài 80,1 Km dùng sợi dịch tán sắc và Laser hồi tếp phân bố.
– Hiện nay, sợi quang có suy hao α ≤ 0,2 dB/Km ở bước sóng 1550 nm, và có những loại sợi đặc biệt có suy hao thấp hơn giá trị này rất nhiều.
Sau đây, xin mời các bạn cùng xem qua quá trình thực tế hàn nối sợi cáp quang. Bằng việc sử dụng Máy hàn sợi quang Comway C5 – Mỹ.
Link tham khảo Video: https://www.youtube.com/watch?v=JY2_AIVEPjg
Trân trọng cảm ơn các bạn đã theo dõi và cập nhật thông tin, tin tức về Lịch sử Kỹ thuật Thông Tin Quang.