Trạm BTS nghĩa là gì? Tìm hiểu về trạm BTS trong Viễn Thông

Trạm BTS nghĩa là gì? Tìm hiểu về trạm BTS trong Viễn Thông

Trạm BTS nghĩa là gì? Trong lĩnh vực Viễn thông nó có tác dụng gì? Tại sao lại quan trọng như vậy?

Hãy cùng maydocapquang.com tìm hiểu về “cụm từ” này nhé!

Khái niệm: Trạm BTS hay Trạm nhà trạm Viễn Thông BTS là cụm từ được viết tắt tiếng Anh “Base Transceiver Station”. Có nghĩa là Trạm thu phát sóng di động. Đây là một cơ sở hạ tầng viễn thông được dùng trong truyền dẫn thông tin về các thiết bị di động và ngược lại.

Các trạm BTS thường sẽ được triển khai tại các vị trí cố định. (Trên cao và gần khu dân cư). Để tăng khả năng phát sóng cho nơi tập trung nhiều người sử dụng.

Các tin khác: Tại Đây

Trạm BTS nghĩa là gì

Tin mới nhất: VNPT triển khai hệ thống trạm BTS khổng lồ. Nhắm đáp ứng nhu cầu TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020 

Để tìm hiểu cụ thể trạm BTS nghĩa là gì? Ta đi tìm hiểu cấu tạo của 1 trạm BTS cơ bản.

1 trạm BTS cơ bản bao gồm:

  • Một trạm thu phát (TRX) có nhiệm vụ truyền và nhận tín hiệu, gửi và nhận các tín hiệu từ các phần tử mạng cao hơn;
  • Một bộ tổ hợp sẽ kết hợp nguồn cấp dữ liệu từ một số trạm thu phát để được gửi đi thông qua một ăng-ten duy nhất do đó làm giảm số lượng ăng-ten cần cài đặt;
  • Một bộ khuếch đại công suất giúp khuếch đại tín hiệu từ trạm thu phát để truyền thông tin qua ăng-ten;
  • Một bộ song công được sử dụng để tách việc gửi và nhận tín hiệu từ các ăng-ten hoặc từ một ăng-ten là một phần bên ngoài của BTS.

Trạm BTS nghĩa là gì

Hoặc có thể hiểu theo 1 cách thực tế hơn, 1 trạm BTS cơ bản bao gồm: Tủ nguồn AC, Tủ nguồn DC, tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn.

1.Tủ nguồn AC

Chức năng chính là nhận diện điện từ điện lưới hoặc từ máy phát điện ( trong trường hợp mất điện) cấp nguồn xoay chiều cho: đèn và công tắc, máy điều hòa, tủ nguồn DC…

Những ưu điểm của tủ nguồn DC: Tích hợp bộ cắt điện áp cao, chuyển đổi tự động giữa điện máy nổ và điện lưới, bộ làm chế khi sử dụng điện máy nổ…

2. Tủ nguồn DC (Trạm BTS nghĩa là gì??)

Nhận điện áp từ tủ nguồn AC, sau đó biến đổi để cấp nguồn DC(-48V) cho các thiếu bị viễn thông khác trong trạm ( tủ BTS, các thiết bị truyền dẫn…). Tủ nguồn DC có thiết kế rất đơn giản bao gồm: Tủ, acquy, MCU, rectifier.

  • Tủ: có các hộc để cắm các Rectifier, MCU và các ngăn để chứa acquy
  • Rectifier: là một module nhận điện áp xoay chiều từ tủ, chỉnh lưu và ổn áp thành một chiều.
  • MCU: Là một module điều khiển hoặt động của tủ, khi mất điện chuyển sang dùng nguồn từ acquy. Đưa ra các cảnh báo khi hỏng rectifier, mất điện hoặc cạn nguồn.

Thông thường trong một tủ nguồn DC có ít nhất 2 Rectifier nhằm dự phòng khi hỏng một Rectifier. ( Số lượng rectifier phụ thuộc vào tải mình dùng, mỗi rectifier chịu dòng tải tối đa khoảng 30A). Khi mất điện, tủ nguồn DC đưa ra cảnh báo mất điện, tín hiệu này cung cấp cho tủ BTS. Tủ BTS sẽ đưa về trung tâm điều khiển. Nhờ vậy mà họ biết trạm nào đang mất điện để triển khai máy phát điện.

Trong thời gian mất điện, tủ nguồn DC sử dụng điện từ acquy. Khi điện của acquy giảm xuống mức quy định thì cảnh báo cạn nguồn được đưa về trung tâm kỹ thuât. Nếu lúc này không triển khai máy phát điện thì acquy cạn. Và trạm sẽ không hoạt động được (chết trạm).

3. Tủ BTS

Tủ BTS có nhiều loại như BTS Alcatel, BTS Ericsson, BTS Huawei, mỗi loại lại có cấu hình khác nhau.

Hãy theo dõi những bài viết sau để có hiểu biết chi tiết về các tủ BTS phía trên.

Trên đây là phần giới thiệu cơ bản về trạm BTS. Chúng tôi còn cung cấp các thiết bị dùng trong trạm BTS. Chúng có tác dụng bảo dưỡng, bảo trì và triển khai nhà trạm.

Xin mời quý khách hàng tham khảo tại: Một số thiết bị sử dụng cho nhà trạm BTS