Tìm hiều về Phân tích chất lượng điện năng

Phân tích chất lượng điện năng

Phân tích chất lượng điện năng là gì?

  1. Khái niệm Phân tích chất lượng điện năng:

Chất lượng điện hay phân tích chất lượng điện là đánh giá các thành phần đặc trưng của điện. Bao gồm: điện áp, dòng điện, tần số, công suất biểu kiến, hệ số công suất, đo hài,…Tất cả các thành phần khi mà chúng thay đổi biến thiên sẽ dẫn đến ảnh hưởng thay đổi chất lượng điện.


phân tích chất lượng điện năng

2. Việc kiểm tra, phân tích chất lượng điện năng là vô cùng cần thiết:

  • Chất lượng điện năng ảnh hưởng trực tiếp đến hiêu suất sản xuất, thi công, xây dắp hiện nay
  • Ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của linh kiện thiết bị và tuổi thọ của thiết bị
  • Công ty điện lực muốn bán cho khách hàng diện có chất lượng tốt nhất, khắc phục tình trạng sóng hài
  • Giám sát chất lượng điện năng giúp an toàn cho người sử dụng, an toàn cho người vận hành và thi công

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI KHÔNG DÙNG MÁY PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐIỆN?

Nếu không giám sát chất lượng điện, tình trạng sóng hài xảy ra khiến dòng điện hoạt động không ổn định. Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện và các thiết bị. Cụ thể như:

  • Nhiễu sóng hài dẫn đến hư hại lõi sắt, dây quấn đồng dưới dạng nhiệt. Thể hiện rõ qua động cơ phát ra tiếng ồn và rung mạnh khi hoạt động. Đặc biệt, sóng hài ở bậc 5, bậc 7 sẽ khiến tuabin và máy phát xảy ra hiện tượng dao động. Tương tự với động cơ và hệ thống tải.
  • Máy biến áp sử dụng trong môi trường bị nhiễu sóng hài, thiết bị sẽ làm tổn thất cuộn dây, lõi từ, khiến máy quá tải, cháy máy. Nhẹ hơn thì có tiếng ồn, rung lắc và có hiện tượng nóng lên.
  • Đối với thiết bị đo lường mà không có máy phân tích chất lượng điện, tình trạng sóng hài sẽ làm nhiễu, làm cháy vi mạch điện tử dẫn đến sai kết quả đo lường.
  • phân tích chất lượng điện năng
  • THAM KHẢO>>>> CÁC DÒNG MÁY PHÂN TÍCH GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG

Thông tư 32 của bộ công thương về Phân tích chất lượng điện

3. Ngày 15/04/2010 Bộ Công Thương có ban hành thông tư 32 về việc quy định hệ thông điện truyền tải.

Điện áp.

  • Điện áp danh định trong hệ thống phân phối bao gồm: 110kV, 35kV, 22kV, 15kV, 10kV, 6kV và 0.4kV.
  • Trong điều kiện bình thường, dao động điện áp cho phép so với điện áp danh định là:
  • Khách hàng: không được vượt quá ±5%
  • Nhà máy điện: không được vượt quá +10% và -5%.
  • Trong điều kiện sự cố đơn lẻ, độ dao động cho phép là +5% và -10%.
  • Trong điều kiện sự cố nghiêm trọng, độ dao động cho phép là ±10%.

Tần số.: Tần số định mức là 50Hz, dao động tần số cho phép so với tần số định mức như sau:

  • Trong điều kiện bình thường, dao động cho phép là ±2%.
  • Trong điều kiện hệ thống chưa ổn định, dao động cho phép là ±5%.

Sóng hài dòng & áp.: Sóng hài điện áp

phan tich dien nang 2

Sóng hài dòng điện.

  • Đối với đầu nối vá cấp điện áp hạ áp công suất tới 10kW thì giá trị dòng điện sóng hài bậc cao không được vượt quá 5A cho 1 pha và 14A cho 3 pha.
  • Đối với đầu nối vào cấp điện áp trung áp hoặc đầu nối có công suất từ 10kW đến 50kW thì giá trị dòng bậc cao không được vượt quá 20% dòng phụ tải.
  • Đối với đầu nối vào cấp điện áp cao áp hoặc công suất lớn hơn 50kW thì giá trị dòng hài không được vượt quá 12% dòng phụ tải.

Cân bằng pha khi phân tích chất lượng điện năng

Trong chế độ làm việc bình thường, thành phần thứ tự nghịch của điện áp pha không được vượt quá 3% điện áp danh định đối với cấp điện áp 110kV và 5% đối với cấp điện áp trung áp và hạ áp.

XEM THÊM>>>> CÁC TIN TỨC MỚI KHÁC

4. GIÁM SÁT Phân tích CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG.

Là quá trình đo đạc, thu thập và phân tích các tín hiệu điện nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời để cải thiện chất lượng nguồn điện.

  • Bước 1: Xác định mục tiêu

Chính là xác định nguyên nhân, hiện tượng hoặc các sự cố xảy ra thường xuyên trong quá khứ.

  • Bước 2: Xác định đối tượng.

là những tín hiệu nhiễu loạn gây ra những hiện tượng trong quá khứ chẳng hạn như sụt áp, quá áp hoặc hiện tượng nhấp nhày điện áp…

  • Bước 3: Xác định vị trí.

Là vị trí lắp đặt thiết bị giám sát chất lượng điện. Đối với khách hàng sử dụng điện, việc lắp đặt thiết bị giám sát càng gần phụ tải sẽ thu thấp được những dữ liệu thực tế và chính xác hơn.

  • Bước 4: Xác định đối tượng và thời gian giám sát.

Tùy vào yêu cầu của khách hàng cũng như những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ để xác định những tín hiệu và thời gian cần để theo dõi. Chẳng hạn như theo dõi tín hiệu dòng & áp hoặc các tín hiệu về tần số, sóng hài…

  • Bước 5: Thiết lập các ngưỡng:

Đối với các thiết bị giám sát liên tục thì cần thiết lập các ngưỡng đo. Tuy nhiên, đối với các thiết bị phân tích chất lượng điện năng hiện đại như C.A 8436, Fluke 438-II…thì việc giám sát trong một vài chu kỹ vận hành của thiết bị thì cũng cho được những kết quả tin cậy.

Sử dụng máy phân tích chất lượng điện năng CA 8436 để đo kiểm 1 cách chính xác nhất. Tham khảo cấu hình máy tại ĐÂY